Bé trai bị kẹt chân trong thang máy cuốn Siêu thị BigC gần 1 giờ đồng hồ

Cháu Hải. Trong lúc đi từ tầng 3 xuống tầng 2 trong siêu thị BigC thì bất ngờ bị kẹt chân vào điểm tiếp nối của thang máycuốn. Nạn nhân phải đi cấp cứu tại hà nội ngay trong đêm.

Tai nạn này xảy ra vào tối ngày 22/10, anh Bùi Hoàng Văn trú ở xã Hưng Đông (TP Vinh - Nghệ An) đưa vợ và con đi mua sắm tại siêu thị Big C Vinh (Nghệ An). Trong lúc đi từ tầng 3 xuống tầng 2, cháu Bùi Hoàng Hải (3 tuổi), con anh Văn, đã bị chiếc thang cuốn giữ lại, mắc kẹt đùi phải vào điểm tiếp nối cuối của thang.


Hiện trường nơi cháu Hải bị kẹt chân vào thang cuốn

Nhiều người dân chứng kiến vụ tai nạn cho biết khi xảy ra vụ việc, ban quản lý siêu thị đã lập tức tắt thang máy và tiến hành giải cứu cháu Hải. Tuy nhiên do không thông báo cho cơ quan chức năng hỗ trợ nên gần một giờ đồng hồ sau cháu Hải vẫn bị mắc kẹt.

Cùng lúc đó, Công an Nghệ An cũng có mặt tại hiện trường, dùng các biện pháp để đưa cháu Hải ra khỏi thang máy cuốn.

Nạn nhân nhanh chóng được đưa vào bệnh viện Nhi Nghệ An cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, sau khi sơ cứu cháu Hải đã được chuyển ra Hà Nội ngay trong đêm.

Qua trao đổi nhanh, Đại tá Lê Quốc Báo, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & Cứu hộ cứu nạn Công an Nghệ An cho biết, lúc đến hiện trường, chân phải cháu Hải vẫn đang mắc kẹt sâu vào thang cuốn. Đơn vị phải dùng máy thủy lực phá thang cuốn mới đưa được cháu ra ngoài.

Ông Báo cũng xác nhận có nhận được thông tin Ban quản lý siêu thị “ém” thông tin vụ việc, chính gia đình nạn nhân cũng trình bày như vậy. Theo nhận định, cháu Hải bị mắc kẹt hơn 30 phút.




Người tập trung bên trong và bên ngoài siêu thị đông nghịt

Posted in: | Posted by :

Các sự cố thang máy, lỗi vì đâu



Người dân bắt đầu lo ngại về sự an toàn của các loại thang máy sau hàng loạt những vụ tai nạn nghiêm trọng làm thiệt hại về người. và để khác phục được tình trạng đó thì người dân phải tìm ra nguyên nhân tại sao có tai nạn, tai nạn xảy ra vì lí do gì, ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm.
Người ta có thể đổ lỗi cho những thiết bị thang máy kém chất lượng, quá trình lắp đặt và vận hành không đảm bảo an toàn, thang không được bảo hành, bảo trì đúng quy định. Nhưng tất cả những lí do đó chỉ là 1 phần lỗi gây ra tai nạn, còn phần lớn lỗi dẫn đến tai nạn là do ý thức sử dụng thang máy của người dân rất kém.
Có thể nói nguyên nhân của những vụ tai nạn là do cả 2 bên chứ không riêng 1 bên nào.

1 - Lí do thiết bị thang máy kém chất lượng.

Ai cũng biết. đã là máy móc thiết bị thì không tránh khỏi nhưng sự cố hỏng hóc có thể xảy ra, nhưng nếu làm đúng cách và kịp thời thì người ta sẽ nhanh chóng ngăn chặn được sự cố cũng như sự tái diễn của sự cố đó.
Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn thường là do thiết bị kém chất lượng, hoặc bị ăn bớt các thiết bị liên quan đến công tác cứu hộ, nhưng trên thực tế không phải công ty nào cũng vậy, mà lỗi ở đây có thể do công tác cứu hộ chưa được thực hiện 1 cách chuyên nghiệp, và đúng quy tắc vì vậy nó vẫn có thể gây ra các vụ tai nạn.

Để đảm bảo sự an toàn của người sử dụng thang máy thì các công ty thang máy nên có những hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, cũng như cách cứu hộ thang máy mỗi khi có sự cố xảy ra. Bởi đôi khi các vụ tai nạn thang máy xảy ra và để lại hậu quả nặng nề những nguyên nhân chính của nó lại đến từ công tác cứu hộ không tốt hoặc chưa đúng cách. Một ví dụ điển hình chính là vụ tai nạn ở chung cư CT3 constrexim Cầu Giấy, vụ kẹt thang máy sẽ không thể dẫn đến chết người nêu người ta có cách cứu hộ người bị kẹt thang máy 1 cách đúng quy trình.
Một lí do khiến cho các loại thiết bị thang máy hoạt động kém chất lượng chính là do quá trình bảo trì, bảo dưỡng của các đơn vị cung cấp thang máy chưa thực sự đáp ứng được quá trình hoạt động của thang máy, theo đó các loại máy móc thiết bị bị xuống cấp dần theo quá trình vận hành, điều này dẫn đến các vụ kẹt và hỏng hóc thang máy thường xảy ra, nó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chung.

2 - Ý thức của người sử dụng.

Thang máy là thiết bị vận chuyển theo phương thẳng đứng ở các tòa nhà cao tầng, vì vậy nó phải đảm bảo tuyệt đối về độ an toàn, nếu không sẽ gây ảnh hưởng tới người sử dụng.
Nhưng để đảm bảo được an toàn của thang máy thì chỉ đơn vị cung cấp – lắp đặt thực hiện thì chưa đủ, để đảm bảo sự an toàn đó thì ý thức của người sử dụng là 1 phần không thể thiếu.
Thang máy là thiết bị lắp đặt ở những nơi công cộng, vì vậy mọi người phải có ý thức tự bảo quản nó thay bằng suy nghĩ “cha chung không ai khóc”. Đây đang là 1 thực trạng diễn ra ở những nơi công cộng, không ai quan tâm tới thiết bị hàng ngày vận chuyển đưa mình lên xuống ở độ cao vài chục m kia. Họ có thể sử dụng thang máy như 1 trò đùa rởn và tha hồ phá phách nó mà không ai quát mắng được họ. và họ có thể sử dụng nó hàng ngày, nhưng khi nói đóng tiền để thuê người bảo trì, bão dưỡng nó thì ai cũng làm ngơ như không nghe thấy gì. Đó chính là lí do dẫn đến việc thang máy cũ thường bị hỏng hóc.

3 - Ý thức của đơn vị quản lý.

Ý thức và trách nhiệm của đơn vị quản lí gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự xuống cấp của hệ thống thang máy, bên cạnh đó công tác cứu hộ, công tác kiểm định an toàn phải được thực hiện đúng quy trình là quy định của đơn vị sản xuất đưa ra. Bên cạnh đó phải có những hướng dẫn sử dụng cụ thể để mọi người sử dụng đúng cách. Phải nhắc nhở người dân về ý thức và thái độ bảo quản vật dụng chung nơi công cộng thật tốt.
Để tránh được những vụ tai nạn thang máy thì cả 3 yếu tố trên phải được kết hợp một cách chặt chẽ và hiệu quả, có như vậy mới đem lại an toàn cho người sử dụng.
Posted in: , | Posted by :

Nghi án: Thang máy “vỏ Nhật, ruột Trung Quốc” ở Trường ĐH Ngoại Thương

(GDVN) - Chưa hết lình xình xung quanh việc kiện cáo và những khuất tất khiến Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải “bác” phương án thành lập Hội đồng khoa học thì mới đây, dư luận lại xôn xao chuyện Trường Đại học Ngoại thương, một nhà trường đào tạo về quản lý kinh tế nhưng lại không quản lý được dự án của mình, để nhà thầu qua mặt, tuồn vào mặt hàng thang máy “vỏ Nhật, ruột Trung Quốc”....

Cầu thang rởm ở công trình hiện đại của ngành giáo dục

Theo đơn thư phản ánh của một số cán bộ, giảng viên của trường ĐH Ngoại Thương gửi tới báo Giáo dục Việt Nam, khi Trường Đại học Ngoại thương tổ chức đấu thầu dự án toà nhà đa năng A2, Công ty TNHH Thang máy Sin Việt có địa chỉ tại 184 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội là đơn vị trúng thầu hạng mục thang máy. 

Hồ sơ dự thầu cam kết thang máy của hãng SANYO được sản xuất đồng bộ tại Nhật Bản. Cùng thời điểm này, có nhiều đơn vị tham gia đấu thầu nhưng với mặt hàng thang máy, nếu như sản phẩm nhập nguyên chiếc của Nhật Bản giá thành khá cao. 


Động cơ thang máy nhãn hiệu Sanyo tại Trường Đại học Ngoại thương nhưng lại ghi xuất xứ “Made in Taiwan”, không như cam kết của nhà thầu là sản xuất tại Nhật Bản

Song không hiểu sao, phía công ty Sin Việt lại đưa ra phương án bỏ thầu rất thấp, thấp hơn các đơn vị khác hàng chục tỷ đồng. Dư luận nhà trường đang hoài nghi về một sự “ưu ái” nào đó nên công ty này đã trúng thầu gói thầu lắp đặt 4 thang máy cho toà nhà đa năng A2, một công trình được coi như biểu tượng của nhà trường. 

Tuy nhiên, khi toà nhà được đi vào khai thác ít lâu thì các thang máy hàng “Nhật xịn” dần bộc lộ nhiều vấn đề như tốc độ chậm, gây tiếng ồn, việc đóng mở cửa có lúc vận hành không tốt, gây kẹt. Nghi ngờ có dấu hiệu khuất tất, những người am hiểu đã kiểm tra thì mới “tá hoả” khi phát hiện cả 4 bộ thang máy hoàn toàn không phải sản phẩm sản xuất đồng bộ tại Nhật Bản như cam kết mà thực chất là kiểu thang máy lắp ráp linh kiện “5 cha 3 mẹ”, các bộ phận chủ yếu do Trung Quốc sản xuất nhưng lại được dán nhãn mác sản xuất tại Nhật Bản và hồ sơ nhập khẩu (CO, CQ) làm giả của Nhật Bản. 

Đối với các bộ phận chính để bảo đảm an toàn của thang máy như động cơ cửa, mô tơ động cơ chính do nhà thầu lắp ráp vội vàng nên chưa kịp thay nhãn mác, vẫn còn nguyên nhãn mác ghi xuất xứ sản xuất tại Đài Loan (Trung Quốc – Made in Taiwan) (xem ảnh).

Dấu hiệu giả mạo trong hồ sơ thầu cũng như lắp ráp sản phẩm thang máy không đảm bảo chất lượng khá rõ nếu nghiên cứu các thông tin về thang máy của hãng Sanyo. Theo thông tin tại trang web của Công ty TNHH Thương Mại Và Kỹ Thuật Thăng Long (Hà Nội), một đơn vị chuyên cung cấp thang máy Sanyo thì hãng thang máy : Sanyo (Nhật Bản sản xuất tại Malaysia, Trung Quốc), Schneider (Đức sản xuất tại Trung Quốc), GYG (Sản xuất chính hãng tại Hàn Quốc) và thang liên doanh SANYO-ECO được lắp ráp tại Việt Nam…

Một chuyên gia trong ngành xây dựng cũng cho biết, nhiều năm nay hãng Sanyo cũng không còn sản xuất sản phẩm chính hãng tại Nhật Bản.

Tìm hiểu thông tin trên internet, phóng viên được biết thêm Công ty TNHH Sin Việt hiện cũng không có trang tin điện tử, không công bố thông tin về sản phẩm rộng rãi như nhiều công ty khác và có vẻ như là một công ty “vô danh tiểu tốt” trên thị trường.

Một chuyên gia về thang máy cũng cho biết, hành vi lắp ráp theo kiểu không đảm bảo chất lượng đối với thang máy có thể gây ra nguy hiểm khôn lường. Vụ việc 3 công nhân tử vong khi lắp đặt thang máy tại dự án chung cư Đại Thanh (Hà Nội) gần đây là một dẫn chứng điển hình đáng cảnh báo về chất lượng thang máy. 

Ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Phòng Giám định VinaControl Quảng Ninh, người vừa xử lý một số vụ thang máy kém chất lượng ở Quảng Ninh cho biết, thang máy chở người là loại hàng hóa đặc biệt. Trong đó, động cơ đóng vai trò rất là quan trọng đối với thang máy, tùy từng loại thang máy khác nhau mức độ quan trọng khác nhau. 

Động cơ chủ động được đặt dưới hố thang để kiểm soát toàn bộ hoạt động của thang, kéo lên tải xuống rất quan trọng với sự an toàn của buồng thang”.Cũng theo ông Trường, thị trường thang máy đang có rất nhiều bất cập. Thang máy chủ yếu được nhập khẩu, tuy nhiên, có doanh nghiệp thay vì nhập cả bộ theo thương hiệu thì lại đi ráp các linh kiện của các nhà cung cấp khác nhau để giảm chi phí. Khi thiết bị không đồng bộ thì nguy cơ sẽ tăng cao hơn. 

Bởi vậy, theo qui định, tất cả các thang máy vận hành phải được cấp giấy chứng nhận, dán tem kiểm định an toàn và phải được kiểm tra định kỳ. Với trường hợp thang máy của Trường Đại học Ngoại Thương, rất cần cơ quan chức năng xác minh, làm rõ, bảo đảm an toàn vì hệ thống thang máy này gắn với các giảng đường, mỗi ngày có hàng ngàn lượt sinh viên tới học tập, nếu không bảo đảm chất lượng, hậu quả xảy ra sẽ vô cùng to lớn.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng từng cảnh báo, nhưng…

Cũng theo đơn phản ánh, Công ty Sin Việt là đơn vị trúng thầu lắp đặt hệ thống thang máy tại dự án Nhà Quốc hội. Tuy nhiên, đơn vị này cũng có dấu hiệu sai phạm tương tự trong hồ sơ thầu và lắp ráp sản phẩm giống như tại Trường Đại học Ngoại thương. Liên quan tới dự án này, trong một bài báo được đăng trên một tờ báo điện tử ngày 15-5-2013, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Phó trưởng ban chỉ đạo dự án Nhà Quốc hội đã thẳng thắn nêu: “khi đấu thầu thiết bị khi xây dựng Nhà Quốc hội, có nhà thầu đã "ráo" trước sẽ tặng thêm công trình 4 thang máy. 

Khi Bộ Xây dựng xem lại sản phẩm cung cấp của đơn vị này thì thấy hàng là của 1 hãng sản xuất không tên tuổi, tiếng tăm gì về thang máy trong khi công trình Nhà Quốc hội phải đảm bảo chất lượng cao. Sau đó, khi cơ quan chức năng lên tiếng, kiên quyết "bỏ qua" nhà thầu này dù giá bỏ thầu rất cạnh tranh, lời hứa về 4 chiếc thang máy cũng... bặt tăm luôn”. 

Không dừng ở đó, sau khi báo chí phản ánh, một bạn đọc đã phản hồi cho biết thêm: “Theo tôi, Bộ Trưởng Trịnh Đình Dũng nói còn thiếu. Thang máy nhà Quốc hội ko phải 4 cái trúng thầu, mà được hãng SUZUKI ELEVATOR CO. (SEC) hứa tặng. Nhưng sau này khi đấu thầu ko trúng gói thầu thang máy, thang cuốn còn lại thì SEC ko tặng nữa. Nhà thầu trúng thầu thang máy, thang cuốn còn lại kia cung cấp thang SANYO (nói xuất xứ ở Nhật Bản) nhưng ở Nhật chưa có công trình nào tương tự, vẫn đươc trúng và ký hợp đồng. Tôi nghĩ, có lẽ Bộ trưởng nhầm giữa nhà thầu đấu thầu và đơn vị tặng chăng?”.

Thiết nghĩ, dự án Toà nhà đa năng Đại học Ngoại thương cũng như dự án Nhà Quốc hội đều là những công trình rất quan trọng, không thể chấp nhận việc nhà thầu “qua mặt” chủ đầu tư, đưa sản phẩm kém chất lượng, coi thường tính mạng con người, coi thường trách nhiệm trước công trình mang ý nghĩa chính trị to lớn của quốc gia cũng như liên quan đến sinh mệnh của đại biểu Quốc hội, nguyên thủ quốc gia. Các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, làm rõ sự việc.

Công Minh (báo Giáo dục Việt Nam)
Posted in: , | Posted by :

Lịch sử thang máy

Thang máy đầu tiên được chế tạo dưới triều vua Louis XV, ở Versailles năm 1743 và chỉ để cho vua dùng. Thang này được xây ở ngoài, trong sân nhỏ để cho vị quốc vương này có thể từ phòng ông ở tầng lầu 1 và lầu 2 để gặp người yêu là bà De Châteauroux.

Kỹ thuật này dựa trên sự đối trọng (contre-poids) nên việc sử dụng ít tốn sức lực.
thang may, elevator, thang may viet nam, thang may fuji, thang máy, elevator, phu tung thang mayThang máy cơ học (1829)

Loại này lần đầu tiên được làm ra tại Luân Ðôn (Coliseum của Regent's Park) năm 1829. Nó có thể chứa hàng chục hành khách.


Thang máy OTIS (1857)

Thang máy đầu tiên dùng cho công chúng được khánh thành năm 1857 tại New York. Do Elisha Graves OTIS, người Mỹ, chế tạo cho E.V. HAUGHTWOUT & Co., một cửa hàng cao 5 tầng ở Broadway. Ông OTIS đã giới thiệu thang máy có thắng đầu tiên tại Nữu Ước năm 1852, thang máy thủy lực (Ascenseur hydraulique) 1867

Léon ÉDOUX (1827 - 1910) thiết bị 2 máy nâng bằng pít-tông thủy lực (appareil élévateur à pistons hydrauliques) chiều cao 21m nhân lúc triển lãm tại PARIS năm 1867. Ông đã đặt tên nó là ASCENSEUR.

Sự xuất hiện thang máy thủy lực được phổ biến ở Hoa Kỳ từ năm 1789, nhanh hơn 20 lần so với máy OTIS năm 1857. Sự phát triển bị hãm bớt lại vì phải đào rất khó khăn những khối hình trụ (cylindre) rất sâu. Tuy nhiên Édoux đã thực hiện thang máy cho tháp EIFFEL lên cao 160m năm 1889. DUOLIFT (1984)

Năm 1984, thang máy thủy lực nơi tầng 3 của tháp Eiffel đã thay thế bởi DUOLIFT, một phương pháp không cần đối trọng, do hãng ASCINTER-OTIS phát minh. Bốn buồng (cabine) có thể vận chuyển 80 hành khách trên 160m với vận tốc 1,8m một giây.

Thang máy điện: (1880)

Thang máy ngày nay
Thang máy điện lần đầu tiên được phát minh bởi công ty SIEMENS & HALSKE cho cuộc triển lãm kỹ nghệ tại Mannheim năm 1880. Nó lên 22m trong 11 phút. Nó đã chuyên chở 8.000 hành khách trong 1 tháng lên đỉnh của lầu quan sát cho khu triển lãm.Thang máy điện đầu tiên lên cao trên 200m được xây dựng tại Nữu Ước năm 1908. Sau đó thang máy điện chạy nhanh nhất được thiết bị cho Sunshine Building ở Nhật bổn với vận tốc 36km/h. Từ năm 1993, hãng MISUBITSHI đã chế ra cho một cao tầng ở Nhật một thang máy có vận tốc 45km/h

Thang máy này được phát minh do Émile LETZ người Bỉ (Belgique) và hãng EBEL (huy chương vàng ở Batima năm 1983), là một sự đổi mới trong cách thức giản dị của nó. Chỉ cần 1 bức tường mang nó, 1 đinh vis gắn vô bức tường, buồng thang máy được gắn vô một đai ốc (écrou) quay chung quanh vít. Một mô tơ lên và xuống cùng với buồng thang máy. Không cần phòng cho máy móc nên cũng không có ròng rọc, không có trọng, cũng không có đối trọng, nhất là có lối đi cấp kỳ khi bị hư. Loại này duy nhất thấy ở bênh viện Rothschild, khách sạn Ritz...
Posted in: | Posted by :

Tòa nhà FPT Cầu giấy ‘Tắc đường’ vì thang máy

8h30 sáng, Thu Thủy, FPT Online, len lỏi trong dòng người ken đặc ở sảnh chờ tầng hầm tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội, để đến chỗ “gọi” thang máy. Xung quanh cô là những gương mặt lộ rõ vẻ sốt ruột.

Sảnh thang máy vốn không rộng giờ càng thêm chật chội với vài chục người đứng chờ. Người trước chưa vào, người sau lại đến, dòng người xếp hàng đợi thang cứ thế nối nhau đến tận chỗ để xe.
Người càng đông lên thì chỗ đứng chờ càng ít đi. Thậm chí, nhiều người còn tiến lên “vây” kín cửa thang máy. Nhìn khung cảnh lúc đó, Thủy tự trách mình, nếu đi sớm khoảng 10 phút, cô sẽ không gặp phải tình cảnh trên.
Đang lan man suy nghĩ, cửa thang máy bật mở. Không ai bảo ai, tất cả cùng tiến vào khoảng trống trước mặt, chẳng đợi người ở trong đi ra. Có mặt trong thang lúc đó, chị Dương Quỳnh Hoa, FPT HO, khá… choáng. Vất vả lắm chị mới tách ra khỏi đám đông đang ùn ùn lao vào để ra lấy xe đi giao dịch bên ngoài.
Chậm mất một bước chân, Thủy đành bất lực nhìn cửa thang máy đóng lại với hơn 20 người bên trong. Trước khi cửa thang khép hẳn, cô vẫn kịp thấy những gương mặt không mấy thoải mái khi phải đứng chật chội.


Sảnh tầng hầm tòa nhà FPT Cầu GIấy (Hà Nội) kín đặc người chờ.Ảnh:Trí Thành.

Đó là những hình ảnh thường thấy tại tòa nhà FPT Cầu Giấy vào giờ cao điểm. Hiện có 7 thang máy (gồm 6 thang chính và một thang hàng) nhưng dường như chưa thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của khoảng 2.500 người FPT đang "đóng quân" tại tòa nhà.
Đi vào vận hành từ tháng 9/2007 đến nay, hệ thống thang máy của tòa nhà FPT Cầu Giấy đã có 5 năm hoạt động “cật lực”. Việc thang chậm, lỗi thang dường như rất ít khi gặp vào thời kỳ “dân số” ở tòa nhà còn thưa thớt.
Số cán bộ càng tăng thì tỷ lệ phàn nàn về thang máy càng lớn. Nhiều cán bộ cho hay, trong giờ cao điểm, việc chờ thang có khi kéo dài đến 15 phút. Lý do chậm trễ này được cho là “thang máy không thông minh”.
Thực tế, hệ thống thang này được thiết kế áp dụng tốt cho tất cả các tòa nhà văn phòng trên thế giới. Tuy nhiên, tại FPT, thang lại phát sinh vấn đề. Trên tầng 15 của tòa nhà có căng - tin, do đó, vào buổi sáng và trưa, thang phát sinh tới hai chiều ưu tiên: Cả cho các cán bộ xuống tầng 0 để ra ngoài ăn và cả cho cán bộ lên tầng 15. Chính vì vậy, việc chờ thang rất lâu.
Bên cạnh đó, việc thang máy chậm có một phần lớn do lỗi sử dụng của người dùng. Cách gọi thang của nhiều cán bộ FPT chưa tạo thuận lợi cho thang máy chạy tối ưu. Ban Quản lý tòa nhà cho biết, hệ thống gọi thang mà FPT đang dùng là “gọi nhóm”. Theo đó, bộ nhận tín hiệu của thang máy sẽ biết nhóm gọi thang tại một số tầng gần nhau. Sau khi gom số tầng và lượt gọi trong khoảng thời gian nhất định, thang sẽ di chuyển đến vị trí và thực hiện hành trình.
Hệ thống này sẽ nhằm giảm chi phí điện năng và giảm các hành trình mà chỉ có một lệnh gọi như các hệ thống bấm số tầng thông thường ở bên trong thang.


Vây kín cửa tháng máy. Ảnh: Trí Thành.

Theo khuyến cáo của Ban Quản lý tòa nhà, để sử dụng thang hiệu quả thì người sử dụng chỉ bấm đúng số tầng cần đến và không bấm lại nhiều lần vì mỗi lần bấm, hệ thống hiểu là có thêm một khách hàng. Tuy nhiên, điều này không được nhiều người tuân thủ. Tình trạng cá nhân gọi thang liên tiếp trong một thời điểm không phải là hiếm.
“Việc này khiến hệ thống hiểu là có nhiều yêu cầu, do đó bộ nhớ không đáp ứng được dẫn đến tình trạng thang bị ‘treo’ trong khoảng thời gian ngắn (hiển thị trên màn hình 2 chữ XX ), sau đó hệ thống mới hoạt động trở lại”, đại diện Ban Quản lý tòa nhà nói.
Việc dùng thang máy và ứng xử chưa đúng cách khi sử dụng phương tiện này dường như vẫn còn là “nốt trầm” của các tòa nhà, chứ không riêng FPT Cầu Giấy. Hiện FPT sở hữu 5 toà nhà cùng hàng trăm văn phòng trên toàn quốc.
Đầu tiên là việc “lạm dụng” thang máy của không ít người khi chỉ di chuyển một tầng, nhất là trong giờ cao điểm. “Khi vô tình đi chung với ai đó chỉ lên hay đi xuống một tầng mà vẫn dùng thang máy, tôi cảm thấy rất khó chịu”, chị Thanh Vân, Văn phòng FPT HCM, phàn nàn.
Tuy làm việc ở tầng 5 tòa nhà 408 Điện Biên Phủ, quận 10, TP HCM, nhưng anh Đỗ Nguyên Hiếu, cán bộ FPT Online, thường xuyên chọn cách đi bộ, bởi anh cho rằng số CBNV đông, tòa nhà chỉ có một thang máy nhỏ mà ai cũng cố dùng thì khó đáp ứng nổi. Hơn nữa, đi bộ cũng là cách tập thể dục hiệu quả cho một ngày chỉ làm việc bên máy tính.
“Tôi thường gặp tình huống nhiều người đến sau nhưng hay chen vào trước. Đặc biệt là người phía trong chưa kịp ra thì người bên ngoài đã cố bước vào tạo cảm giác thiếu ý thức”, anh Hiếu kể lại.


Giữ thang máy cho mọi người vào tại FPT Online HCM. Ảnh: Văn Nghệ.

Anh Nguyễn Đăng Khoa, Văn phòng FPT IS HCM, tòa nhà 153 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, cho rằng, việc tranh chỗ của người từ thang máy bước ra “vi phạm nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng thang máy”.
“Tôi thường xuyên gặp tình trạng này, nhất là tầng hầm tòa nhà. Nhiều người rất mất lịch sự khi cố chen lấn ra vào cùng một cửa thang máy chật hẹp. Đây là hình ảnh không đẹp chút nào, nhất là trong mắt khách hàng”, anh Khoa nhận định.
Không phải hầu hết cán bộ FPT đều vi phạm nguyên tắc sử dụng thang máy công cộng. Theo anh Trần Nam San, CBNV FPT Trading HCM, tòa nhà 63 Võ Văn Tần, quận 3 (TP HCM) thực hiện khá tốt văn hóa đi thang máy. “Tôi hầu như không gặp các tình huống trên. Tuy đôi lúc có người vô tình bước vào thang máy khi người phía trong chưa ra nhưng ngay lập tức họ sẽ tránh sang bên cạnh để nhường đường”, anh San cho biết.
Khi sử dụng thang máy, CBNV FPT Trading luôn tuân thủ các ứng xử như: Nhường nhau, chọn chỗ, đứng và ra vào hợp lý, không gây ồn ào, giữ phím đóng/mở…
“CBNV FPT Software HCM ở tòa nhà F-Town (quận 9) thực hiện khá tốt văn hóa đi thang máy. Thêm nữa, do hệ thống thang bộ tiện lợi và sạch đẹp nên nhiều người chọn cách đi bộ khi di chuyển giữa các tầng gần nhau”, anh Trần Minh Trí, cán bộ Tổng hội FPT Software HCM, chia sẻ.
Tại tòa nhà FPT Cầu Giấy, sau hơn 10 phút chờ đợi, cuối cùng Thu Thủy cũng vào được thang máy cùng hàng chục đồng nghiệp khác. Không khí vẫn ngột ngạt và chật chội. Cô có cảm giác đứng bằng một chân và đầu của mình đang ở dưới cằm của người khác.
Thở phào sau khi kết thúc hành trình, Thủy quyết tâm: “Đi làm sớm ngày sẽ dài hơn và tình trạng bực mình đợi thang máy sẽ không diễn ra nữa”.

Hệ thống thang máy ở tòa nhà FPT Cầu Giấy Hà Nội gồm 6 thang chính và một thang hàng, được đưa vào sử dụng từ 13/9/2007. Đây là nơi “đóng quân” của 5 đơn vị gồm FPT Software, FPT Telecom, FPT IS, FPT Online, FPT HO, với khoảng 2.500 người.
Posted in: | Posted by :

Người dân suýt oánh nhau với bảo vệ để được sử dụng thang máy

Chiều qua, lúc 4h chiều tại chân cầu thang hàng Ct5A, tý nữa xảy ra vụ ẩu đả giữa tập đoàn bảo vệ Ba Đình và tôi. Cụ thể nó thế này, chia sẻ để các bác ném đá cái Ban quản lý nhé:

Tôi có mua bộ ghế sofa và dùng thang máy chở hàng để đưa lên tầng 21. Tôi đã đóng tiền phí sử dụng thang (chẳng hiểu phí này để làm gì) từ tháng 10/2012 ngay khi Ban QL tiếp quản tòa nhà. Trước khi cho từng cái ghế vào thang, tôi đã đề nghị BQL (ông Kim) mở thang để cho chuyển đồ và ông ta nhất chí (mặc dù mặt thì cứ lạnh nhạt kiểu xin - cho), khi mình và thằng bán hàng vừa cố gắng mới đưa được 1 cái ghế dài vào thì không còn chỗ đứng bèn ngồi lên ghế định bấm tầng 21 thì thằng bảo vệ già ngăn lại bảo phải chất hết cả bộ lên mới được dùng. Tay này nói là phải đầy hàng (tức là xếp chặt thang mới được đi và đi một lần thôi). Mẹ kiếp, bọn nó ngu thế, đi thế đéo nào được, hàng hóa chứ có phải rẻ rách đâu mà xếp vào được. Bực quá cãi nhau luôn, thế là tay Kim xông lại đòi cấm dùng thang vì lý sự của tôi, và yêu cầu đủ 1000 kgs theo trọng tải max của thang mới được dùng, không thì ông khóa thang

Thế là một cuộc chiến mồm miệng với đủ loại ngôn từ diễn ra, tôi thì bức xúc lắm vì đã nghe bọn thi công lắp đặt nội thất nhà mình từ đầu tháng đã bị bảo vệ luộc trên 1 củ tiền dùng thang máy, mặc dù đã trình giấy nộp tiền của tôi.... Cuộc cãi vã đã lôi kéo đủ 5 tay bảo vệ đồng phục vào cuộc thay nhau dọa nạt tôi với đủ loại hằn học thù hằn, nhưng thằng tôi đã chửi cho chúng một trận tơi bời vì chúng nó không nhận ra chúng là ai? Kết quả chưa đi đến đâu thì một số ace can ngăn và tôi mang đồ lên vẫn thang máy, hẹn sẽ có buổi đấu kiếm vào ngày gần nhất tại sảnh CT5A, vì lâu nay gác kiếm cũng nên sử dụng lại cho nó khỏi gỉ sét.

Nói tóm lại, cuối cùng nhận ra một điều, ban ngày mấy tay bảo vệ săm sắn trực thang chủ yếu để kiếm tiền mấy tay thi công hoặc giao nhận nội thất, nếu trước khi dùng thang mà dùng tờ 50k dán vào mặt nó thì okie ngay thôi. nhưng nhiều anh em nhất chí là: thang của mình mình cứ dùng, miễn không phá, không gây bẩn là được.

Sáng cùng ngày, mẹ Dương bên CT5B mang bao đựng đất trồng cây lên nhà còn bị chặn lại dọa nạt và kết quả là Dương lại phải can thiệp.

Tình hình này là bọn nó đang bị dại hết rồi, chỉ chăm chăm túi tiền của bà con thôi. Hôm qua tay già còn có câu này nghe mới tởm: Chúng mày ở đây cả đời, chúng tao chỉ làm tạm đây thời gian, rồi sẽ biết tay nhau với tụi tao...?
Posted in: | Posted by :

Khóc cười với thang máy

Chung cư cao tầng mọc lên ở Hà Nội, TP.HCM ngày càng nhiều và hầu hết tòa nhà chung cư có thang máy. Dân ta vốn quen “anh hùng nhất khoảnh” nên việc đi lại ở lưng chừng trời cũng có lắm chuyện khóc cười.
Chung cư cao tầng mọc lên ở Hà Nội, TP.HCM ngày càng nhiều và hầu hết tòa nhà chung cư có thang máy. Dân ta vốn quen “anh hùng nhất khoảnh” nên việc đi lại ở lưng chừng trời cũng có lắm chuyện khóc cười.
Thang máy ở Hà Nội, trừ một vài tòa nhà có tính phí, hầu hết là vô tư. Nên trong các thang máy chung cư ở Hà Nội vào những giờ cao điểm như ăn sáng, ăn trưa, đặc biệt là ăn tối thì luôn... đông như hội.
Đến bất kỳ khu cao tầng nào đều có thể gặp cảnh này. Khách đi thang máy chủ yếu là người giúp việc và trẻ con. Hơn nữa có nhiều đại gia đình “định cư” trong thang máy vào giờ ăn tối: ôsin bế em, mẹ cầm bát bột và xúc, bố bấm thang máy liên tục, lên rồi xuống, xuống rồi lên, bà hoa tay múa chân hát hò đủ các loại bài, còn ông thì cầm sẵn một túi nilông đựng tã và giấy lau đề phòng cháu ị, nôn trớ.

15 phút đến tầng trệt

Cũng có khi đúng vào giờ cao điểm buổi sáng, khi các viên chức mẫn cán đang hăm hở vào thang máy để đến công sở thì phát hiện tất cả các tầng từ 22 xuống đến G (mặt đất) đều bật đèn báo đỏ lừ. Đã vội thì chớ mà đến tầng nào thang máy cũng dừng lại, khoan thai mở ra, đợi 30 giây rồi lại khoan thai đóng lại, mỗi tầng mất đến hơn 1 phút, không làm thế nào cho nó bớt cái điệp khúc dừng, đóng, mở... dù trong thang máy chả ai có nhu cầu dừng lại và tạt vào bất cứ tầng nào. Hóa ra trước đó một chú học sinh vui tính hay một cô giúp việc nghịch ngợm nào đó đã táy máy bấm tất cả các số ở tất cả các tầng. Mất 15 phút để xuống đến tầng trệt.
Ở những khu chung cư cao cấp đúng nghĩa như Ciputra, The Manor hay một vài tòa tháp đơn lẻ tọa lạc trên phố Lò Đúc, Hoa Lư, Hoàng Hoa Thám, khách vàothang máy tuy không bị hỏi giấy tờ nhưng cũng được bảo vệ ghé mắt hỏi đến nhà ai, thậm chí đôi khi còn được hướng dẫn lên thang máy.Còn tuyệt đại đa số các khu cao tầng khác như Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình, Nam Trung Yên, Việt Hưng... khách cứ thế mà tự mò mẫm đường đi lối lại. Khách là dân văn phòng không sao, chứ rơi đúng vào “khách ở quê ra” thì thật hoang mang vì địa chỉ là tầng 12B nhưng thang máy không có số ấy. Hóa ra nhà sản xuất thang cứ điềm nhiên đánh theo dãy số tự nhiên, còn nhà đầu tư xây dựng rất biết ý người mua nhà kiêng số 13 nên ý nhị chuyển thành 12B tự lúc nào.

Lau xong là thấy rác
Chị Phương, nhân viên quét dọn tòa nhà 671 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi chỉ có hai người, quét và lau từ tầng hầm đến tầng 19, dọc tất cả hành lang và sáu thang máy, hai thang bộ của tòa nhà, nhưng cứ vừa lau xong 4-5 tầng, có việc vào thang máy để di chuyển đến tầng khác đã thấy mẩu thuốc lá và túi nilông “mọc” ra rồi. Cực nhất là sáng thứ hai, thang may có rất nhiều dấu vết các loại thức ăn bị trẻ em nôn trớ, cá biệt có bậc phụ huynh thiếu ý thức còn để nguyên “hiện trường” và biến mất”.

Đủ hình ảnh, mùi vị
Thang máy gia đình chung cư thật là một địa điểm lý tưởng của các nhà quảng cáo, nhiều nhất là hàng điện tử gia dụng: tivi, tủ lạnh, máy tính... thứ đến nữa là thú vui của nhà giàu: ôtô. Thang máy của các khu chung cư xịn còn thêm quảng cáo sân golf và các tour du lịch nước ngoài, thang máy của các khu bình dân hơn quảng cáo thức ăn nhanh, mì gói, các cửa hàng ăn mới.
Khối bậc phụ huynh đã phải dở khóc dở cười khi con mình cứ dán chặt vào quảng cáo mà hỏi: “Sao “áo mưa” này không giống áo mưa bình thường mình vẫn mặc?”, hay “Bố mẹ quen cái cô tên là “thuốc tránh thai” này không mà cô ấy lại bảo là bạn thân của mọi gia đình?”.
Hình ảnh chưa đủ “ép phê”, mùi vị thang máy mới muôn hình muôn vẻ. Đến thang máy xịn như ở khu Ciputra mà khách nào nhạy cảm, vào thang máy khi vừa được lau chùi xong cũng rất có thể phải bưng miệng chạy thẳng vào toilet vì mùi thuốc tẩy khá mạnh. Ở những khu chung cư tái định cư như Cầu Diễn, Dịch Vọng, Xuân Đỉnh thì khỏi nói: mùi thức ăn thừa, mùi rác lưu cữu, mùi nước tiểu khai nồng, mùi nôn trớ của trẻ con... ám đặc quánh trong khoảng không chật hẹp của thang máy.
Không phải thang máy không được lau chùi, ở những khu đô thị có ban quản lý tốt như Mỹ Đình, Linh Đàm hay những tòa nhà độc lập trong nội đô, công nhân vệ sinh làm quần quật từ sáng đến chiều nhưng không thể lau xuể với những kiểu “sinh hoạt tập thể” trong thang máy, hay những vị phụ huynh thản nhiên hút thuốc trong thang rồi vứt tàn thuốc xuống sàn ngay trước mặt con em mình.

Lên tầng 1 gọi thang
Tại TP.HCM một số chung cư thu phí sử dụng thang may gia dinh vài chục ngàn đồng một tháng, với khách thì 1.000 đồng/2 lượt. Dẫu chỉ 1.000 đồng nhưng một số người vẫn tranh thủ đi chui bằng cách đi bộ lên lầu 1 để... gọi thang. Khi xuống cũng gọi thang nhưng đến lầu 1 thì dừng lại và đi bộ xuống tầng trệt. “Thấy thang đi lên và xuống nhưng khi mở cửa thì không thấy người. Biết ai đâu mà thu. Cũng chỉ 1.000 đồng nên thôi” - một chú đề nghị không nêu tên ở khu chung cư quận Phú Nhuận bức xúc. Một số người còn dọn nhà bằng chiêu này. Họ chuyển tất cả đồ đạc xuống tầng 1 rồi từ từ bê xuống. “Đỡ tốn mớ tiền. Một lượt 1.000 đồng, 10 lượt là gần hết đĩa cơm trưa rồi!” - một anh chàng từng dùng chiêu này nhớ lại.
Một số hộ dân trong một chung cư ở tỉnh Bình Dương tận dụng điện thoại trong thang máy để gọi nước. Khi hết nước, họ dùng điện thoại trong thang máy để gọi người giao nước dù rằng có ghi rõ “chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp”.
Một số nơi than trời vì một số người nợ rồi quên luôn đóng tiền sử dụng thang mỗi tháng. Chưa kể thang máy ở đây được tận dụng làm cái việc mà đến nỗi luôn có mùi amoniac, một số còn khạc nhổ tùm lum khi dùng thang. “Không đóng tiền là chuyện bình thường, có người còn cào sơn, dùng chìa khóa viết đủ thứ lên cửa. Dùng vậy thì thang máy nào chẳng hư, chi phí tái đầu tư thì nhỏ giọt vì số người chịu đóng phí thường xuyên và đầy đủ chỉ một phần” - một nhân viên trực chung cư quận Bình Thạnh cho biết.
Về việc sử dụng thang máy ở chung cư 234 Phan Văn Trị (Q.Bình Thạnh) - bà Lâm Hoàng Hương, trưởng phòng quản lý nhà Công ty Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh, đơn vị quản lý chung cư - cho biết: “Một số người ý thức rất kém, phải nhắc nhở nhiều lần mới đóng phí. Một số trẻ em hay phá thang máy, nhân viên nhắc nhở nhiều lần cũng không nghe”. Để giải quyết vấn đề này công ty phải giải thích, thường xuyên nhắc nhở.
Posted in: | Posted by :